Habubank - Các ngân hàng nhỏ cũng có nhiều hướng đi trong thời gian tới.
Tại Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 20 diễn ra hôm 31.3, Chủ tịch
Hội đồng Quản trị Nguyễn Thị Xuân Loan cho biết năm 2012 Nam Á sẽ dựa
vào nội lực để phát triển chứ không chọn cách M&A. Tuy nhiên, không
có nhiều ngân hàng tự tin như Nam Á. Là ngân hàng lớn hơn Nam Á xét về
quy mô vốn, Đông Á cho biết sẽ hoan nghênh sự hợp tác nhằm phát triển
mạnh hơn nhưng sẽ cân nhắc làm sao để “1+1>2”. Ngân hàng này cũng
tiết lộ trong số các đơn vị ngỏ lời, có 2 tổ chức tài chính lớn là
Commonwealth Bank và BNP Paribas (Pháp). Với những tên tuổi lớn này,
công thức “1+1>2” của Đông Á nghe có vẻ hợp lý.
Nhưng đối với một số ngân hàng khác, 1+1 chỉ có thể bằng hoặc nhỏ hơn 2.
Đó là trường hợp của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và
Habubank. Trong biên bản ghi nhớ được ký vào ngày 8.3.2012, sau sáp nhập, sẽ không còn cái tên
Habubank. Ngoài ra, từ đây cho đến khi hoàn tất sáp nhập,
Habubank bị hạn chế trong hoạt động của mình đặc biệt là về bảo lãnh, nhận nợ, chi trả nhân công, mua bán tài sản…
Nếu
tái cấu trúc đi theo hướng đòi hỏi các tổ chức phải nâng cao tiềm lực
tài chính và hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ có khoảng 15 ngân hàng thì
ngay cả ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất là VietinBank cũng phải tăng
gấp đôi số vốn đó lên. Một cách để nhóm ngân hàng lớn (theo phân loại
của ông Dũng, DIV) làm được điều này là thâu nạp các ngân hàng nhỏ. Việc
BIDV đứng ra bảo lãnh cho cuộc hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Tín Nghĩa và
Đệ Nhất cho thấy khả năng này là có. Đối với nhóm ngân hàng trung bình,
các ngân hàng trong G12 có thể tự tăng vốn, hoặc tiến hành M&A để
nâng cao tiềm lực tài chính. Đối tượng có khả năng bị xóa sổ nhiều nhất
vẫn là các ngân hàng nhỏ.
Tin liên quan
Chặng đường mà Habubank đã trải qua
85,21% đồng ý sáp nhập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét