Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Các ngân hàng nhỏ chọn hướng đi cho mình

Habubank - Các ngân hàng nhỏ cũng có nhiều hướng đi trong thời gian tới. Tại Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 20 diễn ra hôm 31.3, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Thị Xuân Loan cho biết năm 2012 Nam Á sẽ dựa vào nội lực để phát triển chứ không chọn cách M&A. Tuy nhiên, không có nhiều ngân hàng tự tin như Nam Á. Là ngân hàng lớn hơn Nam Á xét về quy mô vốn, Đông Á cho biết sẽ hoan nghênh sự hợp tác nhằm phát triển mạnh hơn nhưng sẽ cân nhắc làm sao để “1+1>2”. Ngân hàng này cũng tiết lộ trong số các đơn vị ngỏ lời, có 2 tổ chức tài chính lớn là Commonwealth Bank và BNP Paribas (Pháp). Với những tên tuổi lớn này, công thức “1+1>2” của Đông Á nghe có vẻ hợp lý.


 
Nhưng đối với một số ngân hàng khác, 1+1 chỉ có thể bằng hoặc nhỏ hơn 2. Đó là trường hợp của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Habubank. Trong biên bản ghi nhớ được ký vào ngày 8.3.2012, sau sáp nhập, sẽ không còn cái tên Habubank. Ngoài ra, từ đây cho đến khi hoàn tất sáp nhập, Habubank bị hạn chế trong hoạt động của mình đặc biệt là về bảo lãnh, nhận nợ, chi trả nhân công, mua bán tài sản…

Nếu tái cấu trúc đi theo hướng đòi hỏi các tổ chức phải nâng cao tiềm lực tài chính và hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ có khoảng 15 ngân hàng thì ngay cả ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất là VietinBank cũng phải tăng gấp đôi số vốn đó lên. Một cách để nhóm ngân hàng lớn (theo phân loại của ông Dũng, DIV) làm được điều này là thâu nạp các ngân hàng nhỏ. Việc BIDV đứng ra bảo lãnh cho cuộc hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Tín Nghĩa và Đệ Nhất cho thấy khả năng này là có. Đối với nhóm ngân hàng trung bình, các ngân hàng trong G12 có thể tự tăng vốn, hoặc tiến hành M&A để nâng cao tiềm lực tài chính. Đối tượng có khả năng bị xóa sổ nhiều nhất vẫn là các ngân hàng nhỏ.

Tin liên quan
Chặng đường mà Habubank đã trải qua
85,21% đồng ý sáp nhập

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Habubank góp phần phát triển ngành ngân hàng

Ngành ngân hàng Việt Nam có một quá trình phát triển tuy không dài so với các nước trên thế giới nhưng đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Những năm gần đây, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi diện mạo ngành ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng, trong đó có Habubank đã sớm nhận thức được ý nghĩa tuy cũng gặp phải một số khó khăn với thông tin Habubank nợ xấu nhưng đã được cũng cố trong thời gian sớm nhất, vai trò của công nghệ nên đã đầu tư đúng mức để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Khách hàng ngày càng được hưởng những sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao hơn, linh hoạt và hiệu quả.


Habubank tự hào là một định chế tài chính đã và đang góp phần làm vững mạnh hơn ngành ngân hàng Việt Nam, hợp tác hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Chúng tôi xây dựng chiến lược habubank phát triển toàn diện, đa năng, có năng lực tài chính vững mạnh, mạng lưới rộng, nhân lực và công nghệ đủ mạnh, trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước và đạt chuẩn ngân hàng trung bình trong khu vực. Đồng thời, phát triển đồng bộ toàn hệ thống Habubank, được quản trị bởi chuẩn mực ngân hàng hiện đại của quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh, phát triển an toàn và có hiệu quả.

Ngoài ra, một trong những yếu tố làm thay đổi diện mạo ngành ngân hàng Việt Nam, theo tôi, là sự hợp tác của các ngân hàng Việt Nam với những ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài. Sự hợp tác này đã giúp cho các ngân hàng Việt Nam gia tăng thêm các nền tảng cơ bản trong quá trình hoạt động và phát triển như công nghệ, năng lực quản trị và điều hành, phát triển sản phẩm…

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

SHB giải quyết xong việc Habubank nợ xấu

Để giải quyết vấn đề của Habubank hiện nay, một số chuyên gia cho rằng, nếu thực sự thương vụ SHB và Habubank sáp nhập thành công thì những tin tức về Habubank nợ xấu mà tin tức đăng tải trong hơn tháng qua sẽ không còn nữa, thị trường sẽ được hưởng lợi. Những mục tiêu NHNN đã đặt ra khi khuyến khích các ngân hàng sáp nhập và tái cấu trúc cũng sẽ đến gần hơn, sớm loại bỏ những TCTD quản trị yếu kém gây nhiễu loạn thị trường tài chính tiền tệ. Cuộc chơi khi đó sẽ chỉ dành cho những “ông lớn” và chuyên nghiệp.

Chủ trương sáp nhập được trình ra ĐHCĐ sắp tới chắc chắn HĐQT của Habubank sẽ phải trả lời câu hỏi, vì sao lại là SHB chứ không phải ngân hàng khác? Nhiều ý kiến cho rằng Habubank là ngân hàng hoạt động chủ yếu ở phía Bắc nên sáp nhập với một ngân hàng mạnh ở phía Nam để phát huy lợi thế cả hai bên. Nhưng trên thực tế điều đó chưa hẳn đúng, bởi văn hóa kinh doanh ở các vùng miền luôn có các đặc thù, nên để dung hòa là điều không dễ dàng.


Hơn nữa, với hoàn cảnh khó khăn của mình, Habubank không phải có nhiều sự lựa chọn và SHB là một lựa chọn đúng đắn. Hiện nay SHB là ngân hàng khá vững vàng về tài chính, được NHNN xếp vào nhóm 1, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, cơ cấu cổ đông ổn định, gắn bó lâu dài với hoạt động ngân hàng.

Mặt khác, các cổ đông của SHB không phải là các nhà đầu tư tài chính đơn thuần mà đồng thời là các khách hàng của SHB. Thực tế nhiều năm qua cho thấy SHB là ngân hàng giàu tham vọng, phát triển khá nhanh. Chỉ trong hơn 3 năm (2008-2011), SHB đã tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 4.825 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới lên 200 điểm giao dịch.

Giả định thương vụ sáp nhập Habubank vào SHB thành công, ngân hàng mới sẽ ra sao? kèm theo là những tin tức về Habubank nợ xấu sẽ không còn. Nếu xét về quy mô, chắc chắn sẽ mang đến lợi ích lớn cho cả hai bên. Theo báo cáo tài chính năm 2011, vốn điều lệ của Habubank là 4.050 tỷ đồng, SHB là 4.816 tỷ đồng.

Nếu sáp nhập, tổng vốn điều lệ của 2 ngân hàng sẽ đạt hơn 8.000 tỷ đồng (theo biên bản ghi nhớ, 1 cổ phần SHB được hoán đổi ngang với 1,34 cổ phần HBB). Như vậy, ngân hàng mới sau sáp nhập sẽ có vốn điều lệ thuộc nhóm dẫn đầu, ngang với nhiều “ông lớn” như MB, Sacombank, ACB hay Eximbank.

Tổng tài sản của ngân hàng mới cũng tăng lên mức gần 130.000 tỷ đồng, hệ thống mạng lưới lên tới hơn 300 điểm giao dịch, nguồn nhân lực cũng tăng lên 3.500 người…

Sự tăng cường về quy mô tài chính, mạng lưới và nhân lực sẽ giúp ngân hàng sau sáp nhập huy động vốn tốt hơn, cải thiện thanh khoản, tiếp cận được khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau. Tất nhiên, với sự lớn lên nhanh chóng như vậy, bài toán quản trị là vấn đề cần được tính toán để mang lại hiệu quả cao nhất.

Các tin tức liên quan
>> Nợ xấu của Habubank đã biến mất
>> Habubank và SHB bắt tay cùng phát triển
>> Nợ xấu của Habubank chỉ còn trong quá khứ

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Nợ xấu của Habubank đã được giải trừ

Habubank - Dự thảo đề án đưa ra nhận định rằng, xu thế sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác nhằm mở rộng quy mô và danh tiếng của ngân hàng trên thị trường đang được đẩy mạnh nhanh chóng và được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước; việc sáp nhập cũng tạo cơ hội tốt cho ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng sẵn sàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng.


Habubank hiện đã có hệ thống quy trình quy chế hoạt động tương đối hoàn thiện và có đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; có hệ thống gọn nhẹ - linh hoạt, đặc biệt có sự đoàn kết và nhất trí cao về chiến lược tái cấu trúc từ Hội đồng Quản trị, Ban điều hành đến toàn thể cán bộ công nhân viên.

Theo dự thảo đề án, với các yếu tố khách quan và sự cần thiết, “việc sáp nhập sẽ mang lại những lợi ích to lớn với bản thân Habubank nói riêng và hai ngân hàng sáp nhập nói chung”.


Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; đặc biệt Habubank không còn nợ xấu, hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

Ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng SMEs hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân…

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Hướng giải quyết nợ xấu


Tình trạng nợ xấu của các DN đang tăng mạnh, tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vậy đâu là lối ra giải quyết thực trạng này?
ĐTCK đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng mặc dù chưa đến 3,7%, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, trong giai đoạn khó khăn Chính phủ nên đứng ra mua lại, làm sạch khoản nợ xấu, nhằm tạo đà cho ngân hàng bắt kịp nhịp tăng trưởng trong thời gian tới. Quan điểm của ông về hướng giải quyết nợ xấu này ra sao?


Chính phủ các quốc gia khác trên thế giới vẫn mua bán nợ xấu một cách bình thường và Việt Nam cũng nên tiến hành theo cách như vậy. Ví dụ, Chính phủ cũng đã khuyến khích các TCTD bán lại các khoản nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ của Bộ Tài chính. Giao dịch này về mặt bản chất chính là Nhà nước mua lại các khoản nợ xấu. Vấn đề chính là phải có đối tượng, có tiêu chí cụ thể. Tôi nghĩ rằng, những khoản gọi là nợ xấu mà Chính phủ có thể xem xét mua phải là những khoản nợ liên quan đến phát triển kinh tế trực tiếp, có tính chất an sinh xã hội hoặc tác động đến tăng trưởng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể mua bán nợ xấu như thế nào.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, chính các ngân hàng cũng không mặn mà với việc bán lại nợ xấu. Một trong những lý do chính là e ngại sẽ “lộ” ra khoản nợ xấu trên thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức công bố, thưa ông?

Theo tôi, việc giấu nợ xấu là không nên, mọi chuyện cần phải minh bạch. Hiện nợ xấu một phần cũng do tác động của khủng hoảng kinh tế, đó là những nguyên nhân khách quan buộc phải chấp nhận. Mặt khác, tình hình nợ xấu của DN sẽ tác động xấu đến ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, rất khó có thể duy trì mức nợ xấu dưới 1% hay 1,5%. Tất nhiên, người mua nợ cũng phải tính toán, phải thấy có lợi thì mới mua. Chính phủ cũng vậy, phải thấy được việc mua lại nợ xấu của các ngân hàng sẽ mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế…

Vì vậy, tôi cho rằng, trong điều kiện thực tế cụ thể, Thống đốc NHNN nên xem xét đến bài toán có thời hạn hiệu lực để chấp nhận tỷ lệ xấu của nền kinh tế đối với các TCTD.

Vậy theo ông, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến những khoản nợ nào?

Thực ra, điều này là rất khó, tùy thuộc vào “khẩu vị” của từng nhà đầu tư, tùy thuộc vào từng khoản nợ. Lẽ đương nhiên, phải thấy có lợi thì nhà đầu tư mới mua. Vì lẽ đó, theo tôi, bên cạnh “giá” của các khoản nợ thì điều cần quan tâm hơn là khả năng sinh lời của khoản nợ đó. Khi DN được mua lại, người mua xác định sẽ tái cấu trúc để các đơn vị này hoạt động lành mạnh và phát triển. Cũng không loại trừ khả năng nhà đầu tư mua lại DN, dự án, sau đó cơ cấu lại để bán.

Về nguyên tắc, cần tạo ra một thị trường mua bán nợ. Khi đó, những DN, dự án có tiềm năng gặp khó khăn ngắn hạn chắc chắn sẽ có giao dịch.

Hiện một số ngân hàng đang thực hiện miễn giảm lãi trên phần vay cũ của DN với mục tiêu xóa dần nợ xấu. Nhìn nhận của ông về vấn đề này như thế nào?

DN trả hết khoản vay với mức lãi suất cũ sẽ được cho vay với lãi suất mới sẽ giảm ít nhất 3 - 4%/năm. Cụ thể hơn, giả sử một DN vay một khoản với lãi suất 18,5%/năm, hiện mức lãi suất đồng loạt của khoản vay này là 14%/năm. Khi đó, DN có thể huy động ở đâu đó mang về trả nợ và sẽ được cho vay bù đắp để khôi phục dư nợ với lãi suất mới. DN sẽ tiết kiệm được 4%/năm lãi suất, đồng nghĩa ngân hàng sẽ mất đi một phần lợi nhuận, nhưng nếu cứ để lại đến khi đáo hạn, chưa chắc ngân hàng đã đòi được hết.

Thuật ngữ gọi đây là hiện tượng đảo nợ, nhưng quan trọng là về bản chất do điều kiện khó khăn của nền kinh tế tác động mà vẫn tiếp tục để khoản nợ với lãi suất cao thì DN càng khó có khả năng trả nợ. Trong những lúc khó khăn, phải có những giải pháp đặc thù để giải quyết tình thế thực tế. Bởi bản thân người thiệt là ngân hàng chứ không phải là khách hàng, ngân hàng đã chấp nhận suy giảm lợi nhuận.

Cụ thể thì các ngân hàng sẽ gánh chịu thiệt thòi ra sao?

Ví dụ cụ thể như ở BIDV, mặc dù chưa có tính toán cụ thể, nhưng ít nhất chúng tôi sẽ phải giảm lợi nhuận khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng trong điều kiện này để hỗ trợ cho các DN. Hiện nay, chúng tôi đang rà soát lại những khoản dư nợ hiện hữu có mức lãi suất từ 17%/năm hoặc 16,5%/năm trở lên để phải có biện pháp xử lý. Nếu không có biện pháp xử lý thì dù lãi vẫn còn đó, nợ cũng nằm im, chắc là khó trả được. Cho nên, tôi đã đề xuất với Thống đốc, ví dụ như các DN mà Nhà nước sở hữu 100% hoặc Nhà nước sở hữu chi phối thì nên có biện pháp điều chỉnh ngay lãi suất trên số dư hiện có. Với các DN khác thì khuyến khích hình thức đi huy động để hoàn trả rồi sẽ được cho vay mới. Nói thật, nếu không cứu DN, DN chết thì ngân hàng cũng chết.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Habubank - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ký ban hành văn bản số 2506/NHNN-CSTT yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một loạt các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, các tổ chức tin dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay trong việc rà soát, đánh giá khả năng trả nợ xấu của khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ xấu của khách hàng.

Trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình, tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay.

Bên cạnh đó, khách hàng không có có khả năng trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Thống đốc cũng yêu cầu, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng của tổ chức tín dụng để xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.

Văn bản này có hiệu lực ngay từ ngày hôm nay, 24/4/2012./.

Khi ngân hàng phải nuôi nợ nần

Habubank - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rút cục đã cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) được cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nợ. Đổi lại, NHTM phải điều chỉnh lãi suất cho vay các khoản cũ xuống theo mức hiện hành.

Khi ngân hàng phải nuôi nợ

Cho vay đảo nợ nần chỉ là cách làm đẹp các con số. Trong khi tín dụng không tăng, nhiều khoản nợ cũ cũng không thu hồi được, ngân hàng vẫn không thể dừng huy động vốn, không trả lương nhân viên hay đóng cửa chi nhánh...Vì những điều đó khác nào đóng cửa, giải thể ngân hàng. Để thoát khỏi cảnh "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông", một số NHTM quyết định tiếp tục "nuôi" nợ. Hiểu một cách đơn giản là ngân hàng sẽ tiếp tục cho khách hàng vay thêm vốn để hoàn thành dự án, hoàn thành sản phẩm để có thể tiêu thụ được, trả nợ cho ngân hàng. Vấn đề ở chỗ, làm thế nào để xác định được khách hàng nào vẫn còn khả năng sống để hà hơi tiếp sức. Nếu xác định không đúng, ngân hàng sẽ mất cả chì lẫn chài.

Xét trong những khoản cho vay của nhiều NHTM thì bất động sản và những khoản cho vay liên quan đến bất động sản chính là những món nợ nần khó thu hồi vốn nhất hiện nay. Vậy liệu việc tiếp tục cho khách hàng vay vốn để hoàn thành dự án, rồi bán nhà, gom tiền trả nợ cho ngân hàng có khả thi? Có lẽ BIDV là ngân hàng có nhiều câu trả lời nhất cho vấn đề này. Vì, một lần nữa họ tiếp tục tiên phong trong tuyên bố sẽ cơ cấu lại nợ cho khách hàng, đẩy mạnh cho vay liên quan đến bất động sản (năm 2011, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng này là trên 271 ngàn tỷ đồng, trong đó cho vay kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 9%). Giờ chưa thể đánh giá hiệu quả cách làm này của BIDV, nhưng rõ ràng chính sách này tác động không nhiều đến thị trường bất động sản. Sau nhiều chính sách của NHNN như nới cho vay liên quan đến bất động sản và nay là cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay... phản ứng của thị trường bất động sản vẫn rất mờ nhạt.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Hàng loạt ngân hàng hạ lãi suất

Habubank - Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, kể từ đầu tháng 2 vừa qua hàng loạt ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV...đã tiên phong hạ lãi suất huy động xuống mức 14%.

Trong thông điệp mới đây của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, cuối năm 2011, lãi suất cho vay đã giảm được một phần về 17 - 19%. Hai tháng đầu năm 2012, tình hình tiếp tục diễn biến tích cực, thanh khoản đã không còn căng như trước. Lãi suất liên ngân hàng từ một vài ngày nay giảm về dưới 10% một năm. Một số ngân hàng thương mại nhỏ cũng bắt đầu giảm dần lãi suất huy động về dưới 14%.

Thông tin này khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu tính đến việc chuyển hướng đầu tư bởi trên thực tế gửi tiết kiệm không còn là phương án tối ưu.

Chị Minh Ánh – nhà đầu tư cho biết, sẵn có khoản tiền tiết kiệm hơn 4 tỷ đồng chị đang tính toán rút ra để đầu tư bất động sản. Thời điểm cuối tháng 10/2011, ngân hàng (bank) đã tính lãi suất tiền gửi, cộng với khoản khuyến mại khác của chị Ánh là 19%/tháng. Tuy nhiên, sang tháng 2 /2012, lãi suất gửi tiết kiệm hiện chỉ còn 14% vì vậy tính ra khoản lợi nhuận thu được không hiệu quả...